Biến thể phụ BA.5 mới của Omicron nguy cơ lây lan nhanh

Các chuyên gia nói rằng biến thể BA.5 mới của Omicron có thể sẽ nhanh chóng lan rộng.

Theo báo Deutsche Welle (Đức), do sự gia tăng toàn cầu các trường hợp nhiễm COVID-19 bởi biến  thể phụ BA.5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện xếp nó là một "biến thể đáng lo ngại". Các chuyên gia tại cơ quan y tế hàng đầu của Đức đã cảnh báo rằng các BA.5 có thể sẽ khiến các ca COVID-19 gia tăng trong mùa Hè này.

Viện Robert Koch của Đức (RKI), cảnh báo rằng các biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đang phát triển nhanh hơn tất cả các biến thể khác và kết luận rằng hai biến thể này có thể sớm chịu trách nhiệm chính cho phần lớn các ca nhiễm ở Đức. Cụ thể, biến thể BA.5 đã chiếm 10% số ca lây nhiễm hiện tại, nhiều gấp đôi so với tuần trước.

Tiêm phòng Vắc xin Covid – 19 Tại huyện Đức Trọng

Biến thể BA.5 đã gây lo ngại ở Nam Phi vào đầu tháng 5, nhưng làn sóng lây nhiễm sau đó tương đối nhỏ và hiện đang lắng xuống. Tuy nhiên, ở Bồ Đào Nha, BA.5 đã gây ra 80% tổng số ca nhiễm mới. Biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể trước như BA.2. Cùng với việc khó xác định các kháng thể trung hòa hơn, BA.5 có khả năng lây nhiễm cao hơn so với các biến thể phụ Omicron khác.

Cách tốt nhất hiện nay để ngăn chặn nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát trở lại là tiêm vắc xin COVID-19 mũi nhắc lại đầy đủ và đúng lịch.

Các chuyên gia y tế cảnh báo các các nhiễm ở Đức có thể tái bùng phát như vào mùa Đông vừa qua. Nguyên nhân một phần là do hiệu quả của các vắc xin COVID-19 đã tiêm sẽ giảm dần theo thời gian khi mức độ kháng thể giảm xuống.

Điều đó có nghĩa là không ai được bảo vệ hoàn toàn trước BA.5 - Các ca nhiễm mới vẫn có thể tăng lên mặc dù đã tiêm phòng hoặc bị nhiễm COVID-19 trong quá khứ.

Nhưng đã có ít trường hợp tử vong và nhập viện hơn. Giống như các biến thể phụ Omicron khác, BA.5 nhẹ hơn so với nhiễm các chủng COVID-19 khác, như Delta. Theo các chuyên gia, điều này là do hàng triệu người được tiêm chủng hoặc có kháng thể, làm cho khả năng miễn dịch chung của dân số cao hơn so với thời điểm bắt đầu đại dịch.

Tuy nhiên, RKI khuyến cáo rằng người cao tuổi và những người trong nhóm nguy cơ nên tiêm mũi vắc xin tăng cường để tăng cường miễn dịch.

Biến thể Omicron BA.5 và 4 triệu chứng thường gặp

Các biến thể phụ của Omicron BA.5 và BA.4 đang lây lan nhanh và dần trở thành biến thể COVID-19 chủ đạo trên toàn cầu. Omicron BA.5 cũng đã xâm nhập vào Việt Nam. Các triệu chứng phổ biến khi mắc biến thể Omicron BA.5 là gì?

Theo CDC Mỹ, sau đây là các triệu chứng COVID-19 thông thường:

• Sốt hoặc ớn lạnh
• Ho
• Hụt hơi hoặc khó thở
• Mệt mỏi
• Đau cơ hoặc tê mỏi người
• Đau đầu
• Mất vị giác hoặc khứu giác
• Viêm họng
• Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
• Buồn nôn hoặc nôn
• Tiêu chảy

Trong đó, có 4 triệu chứng điển hình khi mắc Omicron, trong đó bao gồm cả Omicron BA.5 và BA.4:

- Ho
- Mệt mỏi
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi

Tại sao BA.5 và BA.4 lại nguy hiểm hơn các chủng khác trong họ Omicron?

BA.4 và BA.5 mang những đặc tính có thể lẩn trốn hệ miễn dịch, trong đó bao gồm cả khả năng lẩn tránh kháng thể tạo ra từ lần tiêm vaccine hay lần mắc COVID-19 trước đó, thậm chí cả kháng thể tạo ra nhờ từng nhiễm các phiên bản trước đó của Omicron.

Điều này lý giải tại sao BA.5 và BA.4 lại lây lan nhanh hơn các biến thể phụ khác trong họ Omicron. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy hai biến thể phụ này có khiến bệnh COVID-19 nặng hơn.

Các biến thể phụ BA.4 và BA.5 đã được phát hiện trên toàn thế giới, gây nên bùng phát ca mắc COVID-19 ở Nam Phi vào mùa xuân năm nay, làn sóng mới này không cao như các làn sóng COVID-19 trước đó ở Nam Phi. Trong tuần trước, Nam Phi đã phải tái áp đặt quy định đeo khẩu trang trong không gian kín.

Trong những tuần gần đây, bình quân mỗi ngày Mỹ ghi nhận 100.000 ca mắc mới, theo cơ sở dữ liệu của New York Times. Con số này có thể không phản ánh đúng ca mắc thực vì có thể có những ca mắc không được báo cáo lên. Một số nhà khoa học ước tính rằng, làn sóng ca mắc gần đây có thể lớn thứ hai trong đại dịch.

Hiệu quả bảo vệ chống nhiễm bệnh của vắc xin suy giảm dần theo thời gian, cùng với sự xâm nhập của Omicron BA.5 và BA.4 có thể lý giải tại sao các ca mắc mới gia tăng. Điều đó dẫn tới nhu cầu cấp bách cần phải phát triển liều vắc xin bổ sung nhắm trúng đích Omicron. 

Bằng chứng sơ bộ từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng những người chưa từng được tiêm phòng bị nhiễm phiên bản trước đó của Omicron, chẳng hạn như BA.1, sẽ dễ dàng tái nhiễm BA.4 hoặc BA.5. Những người đã từng tiêm phòng vắc xin COVID-19 được bảo vệ tốt hơn.

Cách bảo vệ bản thân trước biến thể Omicron BA.4 và BA.5

Xét nghiệm Nhờ xét nghiệm để phát hiện bệnh và tự cách ly bản thân cho tới khi khỏi, bạn có thể bảo vệ gia đình, người thân và góp phần ngăn ngừa dịch lây lan, đặc biệt trước sự xâm nhập của Omicron BA.4 và BA.5.

Giữ gìn vệ sinh Rửa tay, sử dụng nước khử khuẩn giúp ngăn ngừa dịch trên diện rộng. Bạn cũng nên tránh đưa tay lên mặt, trước khi ăn hãy rửa sạch tay. Ở nơi công cộng, nên khử khuẩn tay thường xuyên để ngăn ngừa virus.

Đeo khẩu trang Một vài nghiên cứu đã chứng minh đeo khẩu trang hạn chế COVID-19 lây lan. Hiện nay, việc tiêm vaccine mũi 3 và mũi 4 đang được tiến hành nhằm bảo vệ người dân trước sự xâm nhập của BA.4 và BA.5. Bên cạnh đó, đeo khẩu trang vẫn được coi là biện pháp bảo vệ hữu hiệu nhất để ngăn nhiễm COVID-19.

Tiêm vaccine đủ 2 liều cơ bản và tiêm liều bổ sung (mũi 3, mũi 4) nếu cần khi tới lượt

Tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn là biện pháp y tế hiệu quả nhất để ngăn ngừa COVID-19. Vaccine hiệu quả cả trong việc ngăn chặn lây lan dịch lẫn bảo vệ khỏi chuyển nặng và nhập viện

Thông tin tại cuộc họp báo mới đây của Bộ Y tế liên quan đến công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho thấy WHO và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19 để ngăn ngừa và phòng, chống dịch COVID-19.

Các nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm cơ bản vaccine phòng COVID-19 giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng sau khi tiêm và trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới. Đối với biến thể Omicron, hiệu quả bảo vệ giảm rất nhanh do nồng độ kháng thể cần thiết để trung hòa virus ở mức cao hơn so với các biến chủng virus SARS-COV-2 trước đây. Do vậy những người đã tiêm mũi cơ bản nếu không tiêm mũi nhắc vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

Người đã từng mắc COVID-19 vẫn có khả năng bị tái nhiễm và mắc các biến chứng của bệnh, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy người tái nhiễm vẫn có nguy cơ mắc bệnh mức độ nghiêm trọng và phải điều trị hồi sức tích cực. BS. KA SUM ( Theo Báo sức khỏe và đời sống)