Triển khai thực hiện công tác phòng, chống tội phạm
và phòng, chống mua bán người năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 2000/KH-BCĐ138 ngày 03/3/2025 của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng về việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2025. Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2025 trong ngành Y tế nhằm mục đích cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2025 trong toàn ngành Y tế Lâm Đồng với những kết quả cụ thể; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu về pháp luật, xây dựng lối sống liêm chính và tuân thủ pháp luật trong toàn thể công chức, viên chức, người lao động; góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phòng chống vi phạm, tội phạm, phục vụ tích cực vào nhiệm vụ phát triển của toàn ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng đối với công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người tại cơ sở y tế, nhằm bảo vệ an ninh, an toàn sức khỏe, tính mạng của người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế, góp phần tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các cơ sở y tế nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Nội dung cụ thể: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác phòng, chống tội phạm, trọng tâm là: Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới (sau đây viết tắt là Kết luận số 13-KL/TW); Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 117-KH/TU ngày 07/01/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Kế hoạch số 22-KH/TU ngày 30/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 13-KL/TW và các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chiến lược, Chương trình của Chính phủ chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống mua bán người, góp phần giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đại hội Đảng các cấp và các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước trong năm 2025.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả các hình thức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho toàn thể công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; truyền thông về công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về như: âm mưu, thủ đoạn của tội phạm mua bán người, nhất là mua bán người vì mục đích mại dâm, cưỡng bức lao động, mua bán người thông qua tổ chức đưa người đi lao động nước ngoài, mua bán nội tạng, mang thai hộ vì mục đích thương mại; chính sách, pháp luật, chế độ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về… thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau và đặc điểm của từng địa phương, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động truyền thông; tuyên truyền về đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán (thông qua Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán 111).
Nâng cao trách nhiệm của các cơ sở y tế trong công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác chỉ đạo, điều hành kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người. Các đơn vị phối hợp thực hiện hiệu quả các biện pháp cai nghiện và xác định tình trạng nghiện, lập hồ sơ đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định; thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống tội phạm, phòng, chống mua bán người vào các chương trình phòng, chống tệ nạn xã hội, bảo trợ xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác.
Phối hợp kịp thời với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc bảo vệ tuyệt đối an toàn các ngày Lễ, Tết, các sự kiện chính trị, văn hóa; hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các hội nghị, hội thảo tại địa phương; nâng cao
hiệu lực quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực y tế, an ninh trật tự, chủ động nắm bắt tình hình, giải quyết tốt mọi tình huống liên quan đến an ninh trật tự ngay tại cơ quan, đơn vị.
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người ” và “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” phù hợp với thông điệp quốc tế về phòng, chống mua bán người năm 2025; làm tốt công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, người bị nghi là nạn nhân, đảm bảo lấy nạn nhân là trung tâm; tổ chức tuyên truyền đảm bảo linh hoạt, an toàn, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nâng cao năng lực, đào tạo, bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ về phòng, chống mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán. Triển khai công tác thống kê phòng, chống mua bán người phù hợp với chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân theo nguyên tắc lấy nạn nhân làm trung tâm; thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ bí mật thông tin, an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ theo đúng quy định của pháp luật; tư vấn, tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng; đánh giá thực trạng nhu cầu hỗ trợ của người nghi là nạn nhân bị mua bán; đánh giá kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về công tác hỗ trợ nạn nhân; thực hiện công tác thống kê số liệu nạn nhân bị mua bán trở về, phân tích số liệu thống kê theo các nhóm: giới tính, độ tuổi, mục đích bị mua bán, các chế độ, chính sách đã được nhận…
Tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa thực hiện Quy chế phối hợp số 03/QC-BCA-BYT ngày 26/9/2013 giữa Bộ Y tế và Bộ Công an về công tác bảo đảm an ninh trật tự trong lĩnh vực y tế; Quy chế phối hợp số 36/KCB-CSQLHC ngày 28/01/2019 giữa Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an; Quy chế số 2070/QC-CA-YT ngày 19/11/2014 giữa Công an tỉnh và Sở Y tế Lâm Đồng về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong lĩnh vực y tế; tăng cường các biện pháp phòng ngừa, phối hợp với chính quyền và cơ quan Công an trên địa bàn để phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm tại các cơ sở y tế.
Thái Tuyền (CDC Lâm Đồng)