TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG ĐỜI SỐNG

 

Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cáo sức khỏe nhân dân trong đó có việc cải thiện nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, phòng chống các ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe luôn là một trong những quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.

1. Vệ sinh môi trường là gì?

Vệ sinh môi trường là các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch môi trường sống, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đó là các biện pháp được thực hiện để bảo đảm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh công cộng, vệ sinh khi chôn cất người chết..., như: xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước, thu gom và xử lí rác thải; Cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân, không phóng uế và đổ rác bừa bãi, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng, chôn cất người chết tại các khu tập trung, xa khu dân cư...

2. Tầm quan trọng vệ sinh môi trường

 Môi trường là nơi chứa đựng và cung cấp tài nguyên cho đời sống sản xuất của con người chúng ta: Khi con xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng số lượng tài nguyên được khai thác tăng lên càng cao để đáp độ phức tạp phát triển của xã hội.

Chức năng này của môi trường là chức năng sản xuất tự nhiên:

-Rừng núi là nơi cung cấp nước với đa dạng sinh học và độ phì nhiêu cho đất đai, nguồn gỗ và củi phục vụ cho đời sống, dược liệu...vv  

-Các ao hồ sông ngòi cung cấp nước dinh dưỡng là nơi tồn tại phát triển cho thủy sản.

-Các động thực vật cung cấp nguồn lương thực ,thực phẩm thiết yếu cho con người.

 -Nhiệt độ, không khí , năng lượng mặt trời nước gió có chức năng duy trì trao đổi chất.

-Các quặng dầu mỏ cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của con người.

Môi trường một không gian sống lý tưởng cho sinh vật và con người: Cuộc sống hàng ngày của con người cần một không gian nhất định để hoạt động như nghỉ ngơi làm việc...vv.  Như vậy môi trường đòi hỏi phải đủ tiêu chuẩn về các mặt sinh lý hóa...vv.  Không gian sống của con người thay đổi liên tục theo sự phá triển của công nghệ khoa học. Như ngày nay việc xây dựng hệ thống cống rãnh để đáp ứng được sự lưu thông của nước thải sản xuất của con người để tránh phải thông tắc Cống như trước kia.

Chứa đựng chất thải đó là chức năng sống còn của môi trường: Trong quá trình phá triển con người luôn luôn đào thải các chất ra ngoài môi trường và được phân hủy dưới tác động của vi sinh vật.Trong những thời kì còn chưa phát triển quá trình phân hủy chất thải đa phần là để tự nhiên,nhưng giớ đây với sự gia tăng dân số chóng mặt và sự phá triển của khoa học kĩ thuật và đô thị hóa thì lượng rác thải không ngừng được thải ra làm cho lượng chất thải quá tải gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Nhiều nơi rác thải được thải ra đặc biệt là rác thải sản xuất và sinh hoạt nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải như gây ô nhiễm nguồn nước, tắc cống ngầm...vv.  Để giảm được tình trạng đó chúng ta phải thu gom xử lý đúng như tại gia đình chúng ta để tránh gây tràn ứ ô nhiễm nguồn nước...vv

3. Nguyên tắc bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững địa phương và đất nước.

Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền lợi và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình sống và hoạt động.

Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp chặt chẽ với xử lý, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường ngày càng tốt hơn.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; bảo đảm phát triển sản xuất theo hướng bền vững.

Tóm lại môi trường là nơi mà chúng ta cần phải luôn luôn bảo vệ giữ gìn vì môi trường là nguồn sống thiết thực và mang lại cho con người sự phát triển phồn thịnh nhất. Thụy Hợp (CDC Lâm Đồng) Tổng hợp