CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ, SẠT LỞ ĐẤT  

 

 
         Trong những ngày qua, tại một số địa phương khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên đã xảy ra mưa lớn, gây sạt lở đất, lũ quét cục bộ. Sáng sớm ngày 29/6/2023 đã xảy ra vụ sạt lở tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng làm 02 người bị vùi lấp, một số người bị thương, nhà cửa của người dân bị hư hại.

Đến thời điểm này, các Ban ngành đoàn thể và địa phương đang gấp rút khắc phục những hậu quả do mưa lũ, sạt lở đất gây ra nhằm nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân. Trong đó, công việc phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ của ngành Y tế cũng khẩn trương hơn, quyết liệt hơn với mục tiêu: Không để dịch bệnh phát sinh sau mưa lũ. Các địa phương cần triển khai một cách nhanh chóng các hoạt động vệ sinh môi trường sau mưa lũ và cơn ngập lụt, đảm bảo được nguồn nước rút đến đâu thì làm vệ sinh môi trường ngay đến đó, tổ chức việc thu gom và sử dụng các vôi bột hoặc các hóa chất để có thể xử lý khi chôn xác các động vật nhằm tránh phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm có liên quan. Đồng thời, phun hóa chất nhằm diệt các côn trùng truyền bệnh ở tại các vùng có nguy cơ.

Để phòng chống dịch bệnh có thể xảy ra ở sau lũ, các đơn vị có liên quan cần phải tổ chức giám sát kĩ càng, kịp thời phát hiện và xử lý một cách triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm đã xảy ra. Đó là các dịch bệnh như là: đau mắt đỏ, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, sốt xuất huyết, cúm đặc biệt là cần lưu ý đề phòng các dịch bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như là tiêu chảy, tả, kiết lỵ và thương hàn… Luôn duy trì một cách thường trực các đội cơ động chống dịch để có thể sẵn sàng hỗ trợ ở tuyến dưới.

Về việc vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh môi trường, ngành Y tế của các huyện/thành phố cần phải hỗ trợ cung cấp đầy đủ hóa chất, hướng dẫn người dân triển khai khử trùng nguồn nước giếng, nước sinh hoạt bằng các loại thuốc như Chloramin B, Aquatabs hoặc những hóa chất có thể khử khuẩn khác ở tại các vùng bị mưa lũ nhiều, ngập lụt và gây sạt lở đất.

 Đồng thời, phải bảo đảm tuyệt đối nguồn nhân lực, các loại thuốc, hóa chất, các trang thiết bị và cơ sở vật chất nhằm có thể phục vụ cho công tác phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm cho các địa phương ở trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ nhiều, hay bị ngập lụt và gây sạt lở đất. Ngoài ra, tổ chức việc kiểm tra, giám sát các việc triển khai thực hiện các hoạt động để có thể phòng chống, ứng phó với những thiên tai, các dịch bệnh và công tác đảm bảo y tế ở trên địa bàn.

Đối với tất cả người dân ở các vùng lũ, các vùng nước ngập, Bộ Y tế đã khuyến cáo, cộng đồng cần phải chủ động hơn trong việc đề ra các biện pháp phòng tránh nhằm không để tồn đọng các rác thải, các chất thải của người và gia súc để gây ô nhiễm nguồn nước ăn uống cũng sinh hoạt phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm. Người dân thường xuyên phải thau rửa các dụng cụ, vệ sinh cá nhân ở dưới vòi nước sạch, ăn thức ăn được nấu chín và uống nước đã đun sôi. Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng với xà phòng trước, sau khi chế biến các thực phẩm, trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh.

Để có thể phòng tránh các bệnh da liễu, mỗi người cần phải vệ sinh cá nhân của mình hằng ngày, luôn luôn rửa tay chân sạch và lau khô kĩ càng các kẽ ngón chân tay sau khi đã tiếp xúc với nước đã bị nhiễm bẩn.

 Trường hợp nguồn nước ăn uống và sinh hoạt đã bị ô nhiễm, mọi người không nên sử dụng mà cần phải thực hiện các biện pháp súc rửa vệ sinh ở các bể nước, giếng nước cũng như các dụng cụ chứa nước bằng hóa chất để có thể khử trùng theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế.

Sạt lở đất là một vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam, những hậu quả của nó không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn đe dọa tính mạng và tài sản của con người. Tuy nhiên, với các giải pháp phòng tránh và xử lý đúng đắn, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ và thiệt hại từ sạt lở đất. Hãy cùng nhau đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sống và đảm bảo an toàn cho mọi người.

 

 

 

 

 

Ảnh minh họa

 

Thái Tuyền (CDC Lâm Đồng)