SỞ Y TẾ  LÂM ĐỒNG ĐẢM BẢO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG

DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN

 

Tính đến ngày 12/5/2024 toàn tỉnh ghi nhận 1.089 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 483 ca so với cùng kỳ năm 2023, đứng thứ nhất trong khu vực 20 tỉnh, thành phố phía Nam; toàn tỉnh cũng ghi nhận 209 ca mắc tay chân miệng, tăng 92 ca so với cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh đó, cả nước cũng ghi nhận các ca bệnh có vắc xin dự phòng cũng có xu hướng gia tăng như bạch hầu, ho gà, sởi,…

Ngày 15/5/2024 Sở Y tế  Lâm Đồng ban hành công văn số 1380/SYT-NVY về việc đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh đề nghị các đơn vị tiếp tục triển khai các nội dung sau:

1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của Sở Y tế tại Công văn số 1100/SYT-NVY ngày 22/4/2024 về việc thực hiện nghiêm công tác báo cáo; tăng cường giám sát, đáp ứng với dịch bệnh truyền nhiễm và giám sát dựa vào sự kiện nâng cao chất lượng phòng chống dịch bệnh.

2. Phòng Y tế các huyện, thành phố Tiếp tục chủ động, tham mưu cho UBND huyện, thành phố công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, tập trung phòng chống các dịch bệnh đang diễn biến phức tạp: sốt xuất huyết, tay chân miệng…..; Chỉ đạo các phòng khám tư nhân trên địa bàn thông báo ngay cho Trạm Y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn khi phát hiện người nghi ngờ mắc các bệnh truyền nhiễm trong danh mục bệnh được quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế để thực hiện việc điều tra, xác minh, báo cáo ca bệnh truyền nhiễm theo quy định.

3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn Thường xuyên cập nhật, tập huấn cách xử trí, phác đồ cấp cứu, điều trị bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho cán bộ y tế tham gia khám và điều trị bệnh truyền nhiễm tại đơn vị; Thực hiện tốt công tác khám bệnh, phát hiện sớm ca bệnh, phân độ, thu dung và điều trị bệnh nhân, theo dõi, chuyển tuyến kịp thời, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất bệnh nhân chuyển nặng và tử vong; thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật; Rà soát, đảm bảo đầy đủ thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, nhân lực phục vụ thu dung và điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm, lưu ý đảm bảo có dung dịch cao phân tử dùng trong điều trị bệnh nhân Sốt xuất huyết và thuốc điều trị cho bệnh tay chân miệng...; Phối hợp với các đơn vị dự phòng điều tra giám sát, lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp bệnh truyền nhiễm theo quy định, lưu ý các bệnh có vắc xin dự phòng như sốt phát ban nghi sởi/rubella, ho gà, bạch hầu, liệt mềm cấp; Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT, báo cáo đầy đủ thông tin các trường hợp mắc, các ổ dịch bệnh truyền nhiễm trên Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm trực tuyến tại địa chỉ http://baocaobtn.vncdc.gov.vn.

 4. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là cơ quan chuyên môn đầu mối của ngành Y tế theo dõi công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; tăng cường giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế; theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo quy định ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh, xử lý hiệu quả các ổ dịch; Hướng dẫn, phối hợp các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn lấy mẫu và gửi mẫu bệnh phẩm các trường hợp bệnh truyền nhiễm theo quy định; Thực hiện tốt công tác tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc tiêm chủng mở rộng năm 2024; hướng dẫn các đơn vị rà soát đối tượng, tổ chức tiêm bù, tiêm vét vắc xin SII, sởi, sởi - rubella và các vắc xin khác trong tiêm chủng mở rộng cho các đối tượng chưa tiêm đủ mũi trong thời gian qua theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Chương trình TCMR, ưu tiên tiêm chủng cho các đối tượng vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Tăng cường truyền thông về nguy cơ và các biện pháp dự phòng đối với các bệnh truyền nhiễm thường gặp như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, rubella, ho gà, bạch hầu,… và vận động người dân đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch, đủ mũi tiêm; Chủ động, phối hợp với các cơ quan truyền thông cung cấp và cập nhật các thông tin về tình hình dịch bệnh, tình hình cung ứng vắc xin tiêm chủng và các khuyến cáo phòng bệnh cho người dân, xây dựng các tài liệu, sản phẩm, thông điệp truyền thông về phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng vắc xin phòng bệnh phù hợp với phong tục, tập quán, ngôn ngữ của địa phương; Hướng dẫn các đơn vị rà soát lại đối tượng triển khai, tỷ lệ tiêm chủng tiêm và đề xuất nhu cầu vắc xin phòng COVID-19 trong thời gian tới; Tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định tại của Bộ Y tế.

                                                                Thơm Nguyễn (CDC Lâm Đồng)