NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG

 

Bệnh do Ký sinh trùng (KST) là một bệnh thường gặp và rất phổ biến hiện nay. Một số bệnh KST mà con người thường mắc phải như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, giun chỉ, sán lá gan, sán dây, sán lá phổi hoặc ấu trùng sán lợn...

Theo thống kê, nước ta có khoảng 70 - 80% người dân nhiễm ít nhất một loại giun nào đó. Tùy theo loại KST và vị trí của nó ký sinh trong cơ thể người mà có những tác hại khác nhau. Nhiều trường hợp để lại hậu quả nghiêm trọng và thậm chí có thể tử vong.
           Nguyên nhân gây bệnh KST

Ký sinh trùng thường có ở trái cây và rau sống, thức ăn nhanh, thực phẩm tái chưa chín hoặc các món ăn sống như gỏi, tiết canh, rau sống, các loại đồ ăn, thức uống chưa được đun sôi, nấu kỹ. Ăn uống là con đường nhiễm KST phổ biến nhất. Ngoài ra, KST có thể xâm nhập trực tiếp qua da, do đó, tiếp xúc trực tiếp từ một số vật nuôi cũng là một yếu tố gây ra các bệnh ký sinh trùng nguy hiểm.

Nhóm bệnh ký sinh trùng thường gặp:

- Bệnh giun truyền qua đất: bệnh giun đũa, bệnh giun tóc, bệnh giun móc.
- Bệnh giun đường ruột khác: bệnh giun lươn, bệnh giun kim.
- Bệnh sán lá truyền qua thức ăn: bệnh sán lá gan, bệnh sán lá phổi, bệnh sán lá ruột.
- Các bệnh giun, sán lây truyền từ động vật sang người: bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bệnh ấu trùng giun đầu gai, bệnh giun xoắn.

Tác hại của bệnh do KST

Bệnh lý xuất hiện do KST ký sinh chiếm chất dinh dưỡng của cơ thể người hoặc ký sinh lạc chỗ gây tổn thương các cơ quan, tổ chức trong cơ thể; các chất chuyển hóa của ký sinh trùng làm rối loạn chức năng, tổn thương cơ quan trong cơ thể. Nếu KST xâm nhập ký sinh trong cơ thể trong một thời gian dài, thì các cơ quan cùng toàn bộ hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ yếu đi rất nhanh, sức đề kháng giảm sút khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm và mắc các bệnh mãn tính.

Dấu hiệu phát hiện bệnh do KST

Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Với những người mắc bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, khi thấy có những nguy cơ mắc bệnh dù là dấu hiệu nhỏ nhất, cũng nên đi xét nghiệm ký sinh trùng để chắc chắn mình có bị bệnh hay không. Đồng thời qua đó có biện pháp xử lý hiệu quả, kịp thời.

Các dấu hiệu nhận biết: khi người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và dị ứng ngoài da; đau bụng, có khi nhầm lẫn với đau dạ dày; táo bón hoặc tiêu chảy, có thể tiêu chảy kèm máu; đầy bụng khó tiêu; buồn nôn, nôn; chán ăn, tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun; đau bụng dưới, đau thượng vị, đau quanh rốn; dị ứng (phát ban, nổi mề đay); thiếu máu (xanh xao, mệt mỏi); mệt mỏi; ảnh hưởng thần kinh (kém tập trung, giảm trí nhớ, lo âu); trẻ em có một số triệu chứng như: nghiến răng, quấy khóc vào ban đêm, suy dinh dưỡng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, học kém...
 Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ trên, mọi người cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn, điều trị tránh hậu quả nặng nề do KST gây ra.

Phòng tránh nhiễm bệnh do KST

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, bệnh truyền qua thực phẩm do KST có thuốc điều trị đặc hiệu, có thể phòng chống hiệu quả. Để phòng tránh nhiễm KST, nhất là qua xâm nhập qua thực phẩm, mọi người cần thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân, vệ sinh bàn tay; không dùng phân tươi bón rau, nuôi cá, lợn thả rông; diệt ruồi, nhặng, gián là những côn trùng reo rắc mầm bệnh. Đồng thời, mọi người cần thực hiện 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn gồm: chọn thực phẩm an toàn; nấu kỹ thức ăn; ăn ngay thức ăn vừa được nấu chín; bảo quản thực phẩm cẩn thận khi đã nấu chín; đun kỹ thực phẩm trước khi ăn; không để lẫn thực phẩm sống và chín; luôn giữ tay sạch khi chế biến thực phẩm; giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ; bảo vệ thực phẩm khỏi sự xâm nhập của các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác; sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.

Dấu hiệu phát hiện bệnh do KST

Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Với những người mắc bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, khi thấy có những nguy cơ mắc bệnh dù là dấu hiệu nhỏ nhất, cũng nên đi xét nghiệm ký sinh trùng để chắc chắn mình có bị bệnh hay không. Đồng thời qua đó có biện pháp xử lý hiệu quả, kịp thời.

Các dấu hiệu nhận biết: khi người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và dị ứng ngoài da; đau bụng, có khi nhầm lẫn với đau dạ dày; táo bón hoặc tiêu chảy, có thể tiêu chảy kèm máu; đầy bụng khó tiêu; buồn nôn, nôn; chán ăn, tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun; đau bụng dưới, đau thượng vị, đau quanh rốn; dị ứng (phát ban, nổi mề đay); thiếu máu (xanh xao, mệt mỏi); mệt mỏi; ảnh hưởng thần kinh (kém tập trung, giảm trí nhớ, lo âu); trẻ em có một số triệu chứng như: nghiến răng, quấy khóc vào ban đêm, suy dinh dưỡng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, học kém...
 Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ trên, mọi người cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn, điều trị tránh hậu quả nặng nề do KST gây ra. Trần Thị Thiên Vân (Khoa Ký sinh trùng-côn trùng)