HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

 

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

 

Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là tình trạng lượng glucose trong máu cao hơn mức bình thường xảy ra trong quá trình mang thai chủ yếu từ tuần thai 24 - 28.

Tăng đường huyết thai kỳ bao gồm:

ĐTĐ trước khi mang thai:ĐTĐ típ 1, típ 2 hoặc các dạng hiếm gặp mắc trước khi mang thai.

ĐTĐ trong thai kỳ : tăng đường huyết được phát hiện trong 3 tháng đầu, xếp loại là ĐTĐ chưa được chẩn đoán/ chưa được phát hiện. Dùng tiêu chí chẩn đoán như ở người không có thai.

ĐTĐ thai kỳ : chiếm 75%–90% các trường hợp tăng đường huyết trong thai kỳ. ĐTĐ thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, ĐTĐ típ 2 trước đó. ĐTĐ thai kỳ thường trở về mức bình thường sau sinh, có nguy cơ cao tiến triển thành ĐTĐ type 2 sau này.

Yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK

Đặc điểm bệnh nhân

Yếu tố liên quan đến mang thai

Lối sống

Sử dụng thuốc

- Thừa cân béo phì (BMI ³ 25)

- Tuổi lớn

- Chủng tộc

- Tiền sử gia đình (có người bị ĐTĐ típ 2)

- Yếu tố di truyền

- Hội chứng buồng trứng đa nang

- Yếu tố tâm thần (ví dụ trầm cảm trong thai kỳ)

- Tiền sử ĐTĐTK

- Đa thai

- Thai bé trai

- Thai to (4,5kg³) ở lần mang thai trước

- Hút thuốc lá

- Chế độ ăn uống không lành mạnh khi có thai

- Lối sống ít vận động trước và trong khi có thai

- Glucocorticoids

- Thuốc chống loạn thần

ĐTĐTK nếu không được chẩn đoán và điều trị sẽ gây nhiều tai biến cho
cả mẹ và con như tiền sản giật, sẩy thai, thai chết lưu, tử vong chu sinh, thai to
làm tăng nguy cơ đẻ khó... Trẻ sơ sinh do những bà mẹ mắc ĐTĐTK sinh ra có
nguy cơ bị hạ glucose máu, hạ canxi máu, vàng da, khi trẻ lớn lên có nguy cơ bị
béo phì, đái tháo đường típ 2.

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Kết quả xét nghiệm là tiêu chí xác định tỷ lệ ĐTĐTK

ĐTĐTK được chẩn đoán vào bất kỳ thời điểm trong thời gian mang thai
với ít nhất một trong các tiêu chuẩn:

Thời điểm

Lúc đói

1 giờ

2 giờ

Đường huyết

³5,1 mmol/l

≥ 10,0 mmol/l

≥8,5  mmol/l

Điều trị

Điều trị bằng chế độ ăn.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý là nền tảng và phải bắt đầu sớm để dự phòng hoặc sau chẩn đoán ĐTĐTK. Tất cả các thai phụ ĐTĐTK cần được tư vấn về dinh dưỡng ngăn ngừa hậu quả bất lợi liên quan đến tăng đường máu sau ăn.

- Mục đích của chế độ dinh dưỡng để dự phòng ĐTĐTK:

+ Cung cấp đủ dinh dưỡng cho bà mẹ và sự phát triển của thai nhi.

+ Kiểm soát tăng cân hợp lý trong thai kỳ

+ Duy trì đường huyết trong giới hạn an toàn

+ Hạn chế sự gia tăng của các yếu tố nguy cơ ĐTĐTK

+ Hạn chế t lệ tiến triển thành đái tháo đường thai kỳ

- Nguyên tắc của chế độ dinh dưỡng:

+ Không thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu, khối lượng bữa ăn

+ Đơn giản, phù hợp, dễ thực hiện, chi phí không quá đắt.

+ Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng vế cả số lượng và chất lượng

+ Đảm bảo thai phụ có đủ sức khỏe để sinh hoạt, làm việc bình thường.

Kiểm soát cân nặng trong thai kỳ.

Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, tăng
cân của mẹ lúc mang thai phụ thuộc giai đoạn thai kỳ và tình trạng dinh
dưỡng trước khi mang thai. Tùy theo tình trạng dinh dưỡng (chỉ số khối cơ
thể BMI) trước khi có thai của người mẹ, Viện Y học đã khuyến nghị mức
tăng cân:

 

BMI trước khi mang

thai

Tăng cân

(kg)

Mức tăng cân trung bình

trong quý 2 và quý 3 thời

kỳ mang thai (kg/tuần)

Gầy

(BMI < 18,5)

12,5 - 18

0,51 (0,44 - 0,58)

Bình thường

 (BMI:18,5-24,9)

11,5 - 16

0,42 (0,35 - 0,50)

Thừa cân

 (BMI: 25,0-29,9)

7 - 11,5

0,28 (0,23 - 0,33)

Béo phì

 (BMI ≥ 30,0)

5 - 9

0,22 (0,17 - 0,27)

Béo phì là một yếu tố nguy cơ độc lập với một số các hậu quả bất lợi trong thai kỳ trong đó có rối loạn dung nạp đường máu. Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ gây nhiều bất lợi cho thai nhi.

Luyện tập thể lực

- Thời gian tập thể dục: 20-50 phút/ngày, 2-7 ngày/tuần với cường độ vừa phải)

- Khi tập: nhịp tim ko vượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài quá 20 phút

- Đi bộ sau ăn 20-30 phút → giúp kiểm soát lý tưởng đường huyết sau ăn

- Tránh: quần vợt, bóng chuyền, bóng rổ, chạy bộ

Sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết.

Insulin là liệu pháp duy nhất được chính thức chấp thuận cho điều trị tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai mắc ĐTĐ.

Tầm soát ĐTĐ thai kỳ ở thai phụ có nguy cơ rất quan trọng giúp chẩn đoán và điều trị sớm

 Thùy Vinh (CDC Lâm Đồng)