Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá
Theo Tổ chức Y tế thế giới, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động.
Tại Việt Nam, thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tác hại của việc hút thuốc, xây dựng môi trường không khói thuốc, tổ chức công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá, kiểm tra giám sát… công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Ngày 24/8/2022, Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về công tác kiểm tra, giám sát thực hiện luật phòng, chống tác hại của thuốc lá được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại 46 tỉnh/thành phố. PGS,TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá chủ trì hội thảo.
CDC Lâm Đồng phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo
Giám sát các hoạt động PCTHTL tại TTYT huyện Bảo Lâm
Phát biểu tại hội thảo, PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá cho biết: Từ năm 2013 đến nay, Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá đã hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội; các tỉnh, thành phố để triển khai các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá trên cả nước. Các nỗ lực phòng, chống tác hại của thuốc lá đã góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá và hút thuốc thụ động và nhận thức về Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.
Đại biểu tham dự Hội thảo đã nghe Báo cáo hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện Luật Phòng chống tác hại thuốc lá giai đoạn 2013-2020; Tình hình thực hiện công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, khó khăn, đề xuất giải pháp; Tình hình kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hút thuốc tại địa điểm cấm hút thuốc lá và hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá; Các quy định về .
Phòng chống thuốc lá trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và kết quả giám sát tình hình thực hiện; Kinh nghiệm quốc tế về thực thi Luật kiểm soát thuốc lá và sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát thực hiện Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL).
CDC Lâm Đồng phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo giám sát
các hoạt động PCTHTL tại trường THPT Bảo Lâm
Cũng tại Hội thảo các đại biểu đã chia sẻ mô hình giao thông công cộng không khói thuốc tại TP Hồ Chí Minh: Cơ hội và thách thức; Kinh nghiệm thực hiện kiểm tra, giám sát xây dựng môi trường không khói thuốc tại Quận Hoàn Kiếm và thảo luận giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm hành chính trong Phòng chống tác hại thuốc lá.
Để triển khai hiệu quả Luật PCTHTL trong thời gian tới, nhiều giải pháp đã được đưa ra, đó là tiếp tục tuyên truyền các quy định của Luật PCTHTL, đưa nội dung Luật PCTHTL vào kế hoạch hoạt động hằng năm của các cơ quan. Đơn vị, lồng ghép trong các phòng trào, hoạt động ở cơ quan, đơn vị. Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị phổ biến Luật PCTHTL, tổ chức các buổi truyên thông, nói chuyện chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động PCTHTL và xây dựng môi trường không khói thuốc. Tổ chức các đoàn giám sát về PCTHTL tại các xã, phường, thị trấn; có thể lồng ghép việc kiểm tra tình hình thực hiện Luật PCTHTL, đặc biệt việc kiểm tra các đơn vị tổ chức treo biển cấm hút thuốc lá, tình hình tuân thủ các uqy định về cấm hút thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm... Để PCTHTL hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan chuyên môn và ngành chức năng, bản thân mỗi người cần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi sử dụng thuốc lá, tiến tới giảm số người hút và giảm gánh nặng bệnh tật do thuốc lá gây ra.
Ninh Thu (CDC Lâm Đồng)