CHƯƠNG TRÌNH MỞ RỘNG QUY MÔ VỆ SINH VÀ NƯỚC SẠCH NÔNG
THÔN DỰA TRÊN KẾT QUẢ NĂM 2022
Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn là một chương trình dựa trên kết quả, Chương trình hướng đến các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên trong giai đoạn từ 2016 đến 2020. Những tỉnh này có độ bao phủ vệ sinh thấp nhất trên toàn quốc, tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ nghèo và bệnh tiêu chảy khá cao.
1.Mục tiêu phát triển của Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và Nước sạch nông thôn dựa trên kết quả là:
Cải thiện hành vi vệ sinh, tăng cường tiếp cận bền vững tới nước sạch và vệ sinh nông thôn thuộc các tỉnh Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung bộ.
- Các hợp phần và các hoạt động chính của Chương trình bao gồm:
2.1. Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn
2.1.1. Tiểu hợp phần 1: Cấp nước cho cộng đồng dân cư
Tăng cường độ bao phủ cấp nước cho các xã thông qua các hệ thống cấp nước; bao gồm cả phục hồi/cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình hiện đang không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả và các hệ thống mới.
Hình ảnh lớp tập huấn
2.1.2. Tiểu hợp phần 2: Cấp nước và vệ sinh cho các trường
Tăng cường độ bao phủ cấp nước cho trường học, hỗ trợ phục hồi/cải tạo và xây mới công trình vệ sinh trường học sẽ được ứng dụng các công nghệ phù hợp và giảm tối đa chi phí vận hành, cung cấp các trang thiết bị rửa tay, thiết bị vệ sinh đầy đủ ở trường học.
2.1.3.Hợp phần 2: Vệ sinh nông thôn
- Cung cấp, hỗ trợ xây mới nhà tiêu cải thiện cho hộ gia đình chính sách nghèo/cận nghèo và hộ gia đình chính sách tại tất cả các xã trên địa bàn tỉnh (trừ xã thuộc thành phố là thủ phủ của tỉnh) thông qua quy trình minh bạch ở cấp địa phương.
- Cung cấp các trang thiết bị rửa tay, xây mới hoặc cải tạo công trình vệ sinh và công trình cấp nước đầy đủ cho các trạm y tế xã tại tất cả các xã trên địa bàn tỉnh (trừ xã thuộc thành phố là thủ phủ của tỉnh).
3.Hợp phần 3: Nâng cao năng lực truyền thông, giám sát và đánh giá Chương trình gồm 3 tiểu hợp phần:
3.3.1. Tiểu hợp phần 1: Truyền thông thay đổi hành vi; nâng cao năng lực, hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá Chương trình.
3.3.2. Tiểu hợp phần 2: Quản lý và giám sát thực hiện Chương trình (bao gồm cả vấn đề môi trường và xã hội).
3.3.3. Tiểu hợp phần 3: Kiểm đếm kết quả.
CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
1. Mục tiêu của tỉnhLâm Đồng:
1.1. Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn
- Tiểu Hợp phần 1: Cấp nước cho cộng đồng dân cư
Số đấu nối cấp nước: 12.500 đấu nối với số người hưởng lợi từ cấp nước khoảng: 51.250 người (4,1 người/hộ).
-Tiểu Hợp phần 2: Cấp nước và vệ sinh trường học
Số trường học có công trình nước và nhà tiêu hợp vệ sinh được xây mới và cải tạo là: 86 trường được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị rửa tay, thiết bị vệ sinh
1.2. Hợp phần 2: Vệ sinh nông thôn
Số xã đạt vệ sinh toàn xã 16 xã.
Số nhà tiêu HVS hộ gia đình được xây mới hoặc cải tạo 2.400 cái.
Số trạm Y tế xây dựng mới/nâng cấp hoặc sửa chữa các công trình vệ sinh, công trình cấp nước và các thiết bị rửa tay, thiết bị xử lý nước sạch là: 10
1.3. Hợp phần 3: Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, theo dõi và đánh giá:
a) Cấp nước nông thôn
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chính quyền các cấp; Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung
b) Cấp nước trường học
- Cung cấp trang thiết bị rửa tay, xà phòng, vệ sinh cho trường học…
- Hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn áp dụng các công nghệ đã được công nhận trong xây dựng các công trình cấp nước, nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh;
- Tăng cường truyền thông thay đổi hành vi, thúc đẩy vệ sinh;
c) Vệ sinh nông thôn
- Tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông thay đổi hành vi…
2. Kinh phí: Tổng kế hoạch vốn thực hiện của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020: 210,181 tỷ đồng, trong đó:
- Nguồn vốn ODA: 192,162 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn vay ODA cấp phát hỗ trợ 175,2 tỷ đồng (vốn đầu tư là 165,332 tỷ đồng, nguồn vốn sự nghiệp là 9,868 tỷ đồng)
+ Nguồn vốn ODA-UBND tỉnh vay lại: 16,962 tỷ đồng.
- Nguồn vốn đối ứng ngân sách tỉnh là 18,019 tỷ đồng (Vốn đầu tư là 16,962 tỷ đồng, nguồn vốn sự nghiệp là 1,057 tỷ đồng).
Nguồn vốn phân chia cho các ngành như sau:
+ Ngành Nông nghiệp: 172,114 tỷ đồng.
+ Ngành Y tế: 9,693 tỷ đồng.
+ Ngành GD - ĐT: 28,374 tỷ đồng.
- Kế hoạch năm 2016: 02 xã đăng ký VSTX, nhưng không thực hiện được do không được cấp kinh phí để hoạt động.
- Năm 2017: đăng ký 03 xã VSTX nhưng không thực hiện do kinh phí cấp về cuối năm 2017.
- Kế hoạch năm 2018: đạt 2/5 xã (được công nhận vệ sinh toàn xã).
- Kế hoạch năm 2019: đạt 11 xã vệ sinh toàn xã.
- Kế hoạch 2020: 5 xã VSTX, duy trì bền vững 2 xã VSTX.
- KH 2021: không đăng ký xã VSTX do đã đạt chỉ tiêu của giai đoạn 2016-2020, chỉ thực hiện duy trì xã VSTX bền vững đã đạt được cách đây 2 năm: 11 xã
KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN HỢP PHẦN NGÀNH Y TẾ:
Nội dung | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021-2022 | Cộng | |||||
KH | KQ | KH | KQ | KH | KQ | KH | KQ | KH | KQ | ||
Vệ sinh toàn xã | 3 | 0 | 5 | 2 | 10 | 11 | 4 | 5 | 0 | 0 | 18/16 |
Vệ sinh toàn xã bền vững | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 2 | 16 | 16 | 18/18 |
Đầu tư công trình VS TYT | 2 | 0 | 4 | 0 | 4 | 4 | 6 | 6 | 0 | 0 | 10/10 |
Hỗ trợ nhà tiêu HGĐ | 700 | 0 | 800 | 0 | 300 | 300 | 408 | 398 | 0 | 0 | 698 |
KH truyền thông thay đổi hành vi | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | 2 | 6 |
KH nâng cao năng lực | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | 2 | 6 |
Nhận định: các chỉ tiêu trong Hợp phần ngành Y tế của giai đoạn 2016-2020 đã hoàn thành, Đạt 18/16 xã Vệ sinh toàn xã; Đầu tư xây mới và sữa chữa xong 10 công trình VS&NS Trạm y tế xã; mỗi năm đều phối hợp với ngành Giáo dục ban hành 01 Kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi theo hướng dẫn của Sổ tay thực hiện Chương trình. Phối hợp với Ban QLĐT và XD thuộc Sở NN&PTNT ban hành 1 kế hoạch tăng cường năng lực và tổ chức triển khai thực hiện.
Chỉ số hỗ trợ xây nhà tiêu đạt 698/2400 nhà tiêu, do định mức hỗ trợ cho 1 nhà tiêu có 50USD là quá ít, đối tượng gia đình chính sách, thương binh liệt sỹ, nghèo và cận nghèo không đăng ký nhiều.
Chương trình giai đoạn dự kiến kéo dài đến hết tháng 07 năm 2023.
Mục tiêu của ngành Y tế và Giáo dục năm 2022 là duy trì bền vững 5 xã vệ sinh toàn xã: Ninh Gia, Hiệp An (Đức Trọng), Đinh Lạc, Tân Nghĩa (Di Linh), Quảng Trị( Đạ Tẻh).
Để đạt được mục tiêu này, trong năm TT KSBT tỉnh cũng đã ban hành 01 truyền thông thay đổi hành vi, triển khai thực hiện các hoạt động cốt lõi sau:
TT | Nội dung | Kế hoạch | Thực hiện | Ghi chú |
1 | Hội nghị cấp tỉnh | 01 HN | 01 | 19 đại biểu |
2 | Hội nghị cấp xã | 05 HN | 05 | 112 đại biểu |
3 | Tập huấn TOT cấp tỉnh | 01 lớp | 01 | 14 học viên |
4 | Tập huấn cho CTV | 10 lớp | 10 | 200 học viên |
5 | Truyền thông cấp tỉnh | 02 hoạt động | 02 | Phát card, viết bài |
6 |
Truyền thông cấp xã (5 xã) |
02 hoạt động |
02 | Treo băng rôn, phát thanh trên loa VH xã |
Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn đã hoàn thành các hoạt động cốt lõi trong năm 2022 và chuẩn bị hồ sơ cho công tác kiểm đếm kết quả dự kiến thực hiện trong năm 2023 kết thúc Chương trình.
Lê Hồng Thiên- KHOA SKMT – YTTH - BNN