Sở Y tế chỉ đạo tăng cường công tác quản việc kinh doanh thực phẩm

 bảo vệ sức khỏe

 

           Ngày 14/12/2022, Sở Y tế Lâm Đồng ban hành văn bản số 3369/SYT-TTr gửi Trung tâm Kiểm nghiệm Mỹ phẩm – Dược phẩm tỉnh Lâm Đồng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lâm Đồng; Phòng Y tế các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc về việc tăng cường công tác quản việc kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

         Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát chủ động mối nguy ô nhiễm thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên toàn quốc, Cục An toàn thực phẩm phát hiện một số sản phẩm có chứa chất cấm quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BYT ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Qua khai báo, các Nhà thuốc này đều mua từ một cá nhân – tự xưng là trình dược viên, chỉ cung cấp số điện thoại để liên hệ và không có các thông tin liên quan khác để có thể truy xuất nguồn gốc. Việc kinh doanh các sản phẩm nêu trên đã vi phạm quy định yêu cầu về thông tin của hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm (quy định tại Điều 5 Thông tư số 25/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ Y tế quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế).

        

Ảnh minh họa

         Thực hiện Văn bản số 3169/ATTP-PCTTR ngày 12/12/2022 của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế về việc tăng cường công tác quản lý việc kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại các nhà thuốc.

         Để thực hiện tốt công tác quản lý việc kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn, quyền lợi cho người tiêu dùng; Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện các nội dung sau:

         Tăng cường triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, lấy mẫu việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý thực phẩm bảo vệ sức khỏe đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn.

         Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực phẩm bảo vệ sức khỏe lưu thông trên thị trường. Trong đó, tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe không rõ nguồn gốc, nghi ngờ giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đạt chất lượng, không an toàn cho người sử dụng.

         Xử lý, xử phạt (hoặc kiến nghị xử phạt) các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành. Thu hồi và tiêu hủy toàn bộ các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe không rõ nguồn gốc, nghi ngờ giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đạt chất lượng, không an toàn cho người sử dụng.

                                                                Thái Tuyền ( CDC Lâm Đồng)