Những điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Khi có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khám và hướng dẫn điều trị cụ thể. Ngoài việc dùng thuốc, cần lưu ý chế độ chăm sóc, đặc biệt là vệ sinh và dinh dưỡng thật tốt… để phòng ngừa biến chứng và giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần được điều trị đúng cách

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường có biểu hiện mệt mỏi, sốt tùy mức độ từ nhẹ đến sốt cao 39-40 độ. Sau đó xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2 - 3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ.

Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét làm trẻ đau rát, khó ăn uống. Tiếp đó ở bàn chân, bàn tay, mông cũng xuất hiện các mụn nước, bọng nước, không gây đau rát.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần được khám điều trị và theo dõi sát để có thể kịp thời phát hiện các biểu hiện nặng của bệnh.

Khám sàng lọc bệnh tay chân miệng cho trẻ

Bệnh có thể biểu hiện thể nhẹ dưới dạng tổn thương da, niêm mạc, sốt nhẹ, mệt mỏi hoặc ở những thể nặng như tổn thương thần kinh biểu hiện như li bì, giật mình, yếu liệt chi. Thậm chí rất nặng như tổn thương cơ qua hô hấp và tuần hoàn với biểu hiện khó thở, phù phổi cấp.

Vì vậy, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Những lý do khiến bệnh tay chân miệng nguy hiểm với trẻ em

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng và các điều trị hỗ trợ. Thông thường bệnh diễn biến trong vòng 1 tuần đến 10 ngày thì các triệu chứng sẽ hết.Nếu trẻ phải nhập viện điều trị, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị của bác sĩ. Các trường hợp trẻ mắc bệnh nhẹ, bác sĩ có thể cho điều trị tại nhà. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để trẻ nhanh khỏi và phòng ngừa biến chứng.

Trước hết cần cách ly trẻ bệnh tại nhà: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn. Ngoài ra có thể chườm ấm cho trẻ cũng góp phần giảm thân nhiệt và giảm số lần dùng thuốc hạ sốt.Theo dõi nếu trẻ có các biểu hiện như: Sốt cao trên 39 độ, hạ sốt không giảm, trẻ li bì, giật mình, run tay chân, yếu liệt chi, tím tái… thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc.

Kiểm tra sức khỏe  định kỳ cho trẻ

Giữ vệ sinh phòng ngừa bội nhiễm: Để phòng tránh bội nhiễm, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh da cho trẻ, vệ sinh các vùng da có mụn phỏng, nhất là các vết loét trong miệng.

Chú ý đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ: Trẻ mắc bệnh tay chân miệng ngoài việc dùng thuốc và vệ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ, cần có chế độ chăm sóc nâng cao thể trạng cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống đủ dinh dưỡng.Để tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ nhanh hồi phục sau khi nhiễm trùng đường hô hấp, cha mẹ nên lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin A, C như: thịt, trứng, sữa, cá, tôm…; các loại rau có màu xanh sẫm; các loại củ quả có màu vàng đỏ trong các bữa ăn của trẻ.Đặc biệt nên cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều kẽm như: thịt gà, lòng đỏ trứng... vì chất kẽm vừa có tác dụng tăng cường sức đề kháng vừa làm các vết thương, vết loét chóng lành hơn, giúp trẻ nhanh hồi phục.

Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ. BS Ka Sum ( CDC Lâm Đồng)