Ngày Thế giới phòng chống béo phì 4/3

Hiểu đúng về bệnh và phương pháp điều trị

 

Ngày Thế giới phòng chống béo phì 4/3, thế giới cần coi béo phì là bệnh nghiêm trọng và phức tạp chứ không phải chỉ là vấn đề về lối sống.

 

Với tỷ lệ trẻ em béo phì trên toàn thế giới ước tính tăng 60% trong thập niên tới (lên 250 triệu em vào năm 2030). Nhiều năm qua, Liên đoàn Phòng chống béo phì thế giới (WOF) - đơn vị tổ chức Ngày Thế giới phòng chống béo phì - đã phát động rất nhiều chương trình và chiến dịch kêu gọi toàn cầu cần có đánh giá đúng đắn về béo phì nhằm có cách tiếp cận phù hợp để giải quyết vấn đề.

Thế giới cần coi béo phì là bệnh nghiêm trọng và phức tạp chứ không chỉ là vấn đề về lối sống, cần xóa bỏ những định kiến và kỳ thị về cân nặng của con người, mở rộng khả năng tiếp cận y tế cho người béo phì, tăng cường nhận thức về béo phì thông qua các chương trình và giáo dục, ứng xử với béo phì dựa trên căn cứ khoa học.

Nguyên nhân của béo phì:

  • Ăn nhiều vượt quá nhu cầu của cơ thể
  • Rối loạn nội tiết, yếu tố di truyền, sử dụng một số thuốc kích thích tâm thần

Những biến chứng nguy hiểm

  • Chuyển hóa: Đái tháo đường, tăng lipid máu, gút.
  • Tim mạch: Tăng huyết áp, suy tim, tai biến mạch máu não.
  • Phổi: Giảm chức năng hô hấp do lồng ngực di động kém do quá béo, hội chứng ngưng thở khi ngủ; Tăng hồng cầu, tăng CO2 máu.
  • Xương khớp: Khớp gối, khớp háng, cột sống dễ bị đau, thoái hóa khớp, thoái vị đĩa đệm, trượt đốt sống.
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư, tăng nặng các bệnh về gan, mật, thận, tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén.

Phương pháp điều trị

  • Điều chỉnh chế độ ăn: Giảm năng lượng ăn vào
  • Tập thể dục đều đặn, thường xuyên.
  • Trường hợp không có hiệu quả mới phải dùng thuốc theo tư vấn của bác sĩ.
                                                                                                                                          Thái Tuyền (CDC Lâm Đồng)