ĐỘT QUỴ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Hiện nay số lượng người bị đột quỵ ngày càng gia tăng, đáng nói là số người trẻ tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ không hề nhỏ. Đột quỵ còn gọi là bệnh tai biến mạch máu não xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
1. Nguyên nhân đột quỵ
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Bệnh thường xảy ra một cách đột ngột, nguyên nhân là do nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, bị gián đoạn hoặc suy giảm. Lúc này, não sẽ bị thiếu dinh dưỡng và oxy, các tế bào não sẽ chết dần trong vài phút. Đột quỵ có hai dạng chính là:
- Đột quỵ xuất huyết: Là tình trạng chảy máu não do mạch máu bị vỡ gây nên.
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Các mạch máu bị tắc nghẽn do các cục máu đông khiến máu không lưu thông được. Trong đó, khoảng 80% các ca đột quỵ là do thiếu máu cục bộ, 20% còn lại là đột quỵ do vỡ mạch máu ở não.
2. Biểu hiện của bệnh đột quỵ
Theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ khuyên tất cả mọi người học cách nhận ra những dấu hiệu sau đây của đột quỵ:
- Đột ngột tê hay yếu của mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể.
- Đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói
- Đột ngột rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên
- Đột ngột rối loạn việc đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác.
- Đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân.
Quy tắc FAST là một trong những cách giúp nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ nhanh nhất và xử lý đúng.
F (face): bệnh nhân có thể bị méo miệng, liệt mặt, nhân trung lệch đi, biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười khuôn mặt bị mất cân đối.
A (arm): yêu cầu bệnh nhân đưa hai tay lên cao. Bệnh nhân không nâng tay lên được, nếu nâng được cũng rất khó thì có khả năng người đó bị đột quỵ.
S (speech): gặp tình trạng khó nói, nói ngọng, dính chữ. Đề nghị bệnh nhân lặp lại một cụm từ đơn giản xem bệnh nhân có hiểu không? Có lặp lại được không? Nghe xem có bị đớ, ngọng hay dính chữ không? Nếu có thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ.
T (time): khi một người có những triệu chứng trên thì rất có thể họ đã bị đột quỵ, vì vậy hãy gọi ngay cấp cứu (115) hoặc đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất có điều trị đột quỵ.
3. Phòng ngừa đột quỵ
Nhằm ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh:
Ngừng hút thuốc: Hãy lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Đảm bảo ăn đủ lượng trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt được khuyến nghị. Chọn thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol, muối (natri) và đường bổ sung.
- Giữ cân nặng khỏe mạnh: Hãy hoạt động thể chất.
- Hạn chế sử dụng rượu bia và chất kích thích
- Ngoài ra, nên có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hãy lắng nghe cơ thể và tìm đến bác sĩ chuyên môn, các cơ sở y tế uy tín khi cần được thăm khám và tư vấn và tầm soát đột quỵ từ sớm.
Mỹ Huyền – Nguyễn Thơm (Nguồn Báo Sức khỏe & Đời sống)