Cúm A - Bệnh viêm đường hô hấp cấp phổ biến

Cúm hay còn gọi là cúm mùa. Đây là một bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do Influenza A virus gây ra. Thời điểm dịch bệnh này bùng phát nhất là khi giao mùa, thời tiết thay đổi. Theo như báo cáo thống kê có đến gần 10% dân số thế giới bị ảnh hưởng bởi cúm hàng năm, với khoảng nửa triệu ca tử vong mỗi năm. Tiêm phòng cúm là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiễm cúm và các biến chứng của nó.

Đây là căn bệnh lây lan khá nhanh, có thể lây từ người sang người thông qua giọt bắn khi tiếp xúc gần như nói chuyện, hắt hơi và các đường giọt bắn khác. Ngoài ra một số việc khác cũng có thể là con đường lây nhiễm cúm A từ người bệnh sang người lành như: Sử dụng chung quần áo, vật dụng sinh hoạt với người bệnh Đưa tay chạm vào những nơi có vi khuẩn như bàn ghế, điện thoại,...sau đó   đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Một số loại cúm A có nguồn gốc từ động vật và cũng có thể lây nhiễm từ động vật sang người.

 Triệu chứng cúm A Không phải tất cả những người bị nhiễm cúm đều có các triệu chứng. Trên thực tế, người ta ước tính rằng khoảng 75% tất cả các ca nhiễm cúm theo mùa trong mùa cúm thông thường đều không có triệu chứng. Trong các trường hợp có triệu chứng, các triệu chứng của cúm không biến chứng thường xuất hiện nhanh chóng bao gồm Sốt, Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, Đau họng, Ho ,Nhức đầu, Đau cơ. Bên cạnh các triệu chứng về hô hấp và toàn thân, với trẻ nhỏ bị cúm còn có thể gặp các triệu chứng về đường tiêu hóa như: Đau bụng Buồn nôn, nôn. Mặc dù phần lớn những người nhiễm bệnh sẽ hồi phục nhanh chóng mà không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên bệnh cúm có thể gây ra bệnh nặng và các biến chứng ở những nhóm có nguy cơ cao, bao gồm trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, những người có hệ miễn dịch bị suy giảm

Bệnh cúm thông thường thì khá lành tính. Hầu hết khi bệnh nhân mắc phải thì có thể tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên vẫn đã có báo cáo về biến chứng nặng và nguy hiểm của Cúm A đặc biệt là những người có bệnh lý mãn tính về tim mạch, hô hấp, những đối tượng có suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là phụ nữ có thai.

Một số biến chứng đã được ghi nhận của Cúm A: Có tổn thương phổi, biểu hiệu suy hô hấp trên lâm sàng: thở nhanh, khó thở, SpO2 giảm; Viêm xoang, viêm phổi, bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng Có tổn thương phổi, biểu hiệu suy hô hấp trên lâm sàng: thở nhanh, khó thở, SpO2 giảm; Viêm xoang, viêm phổi, bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng Làm nặng thêm các bệnh lý mãn tính có kèm theo: suy gan, tiểu đường, bệnh về tim mạch,...

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu trên loại virus này, chủ yếu là điều trị các triệu chứng như (Uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, Uống hạ sốt bằng Paracetamol nếu có sốt, Cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn, Có thể lau người bằng nước ấm và chườm ấm khi sốt cao), nâng cao thể chất cho bệnh nhân và phòng ngừa biến chứng. Điều trị khi có biến chứng hoặc có xuất hiện yếu tố nguy cơ: Cần nhập viện theo dõi để điều trị và có thể sử dụng thuốc kháng virus.

 

Tiêm phòng vắc xin cho trẻ tại phòng tiêm chủng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lâm Đồng

 

Phòng ngừa lây nhiễm cúm:

  • Đeo khẩu trang nơi đông người, hạn chế tự tập và đặc biệt là nơi có dịch.
  • Khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang, tăng cường rửa tay, sát khuẩn, tốt hơn hết là nên cách ly người bệnh và thường xuyên khử khuẩn vệ sinh nơi người bệnh sinh hoạt.
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối, ăn uống đầy đủ, tăng cường thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch.
  • Tiêm phòng mỗi năm 01 lần, đây cũng là biện pháp mà được rất nhiều các y bác sĩ khuyến cáo.

Hiện nay tại phòng tiêm chủng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Lâm Đồng triển khai tiêm vắc xin phòng Cúm cho mọi lứa tuổi. Tuy không thể phòng tránh 100% khả năng lây nhiễm nhưng tiêm vắc xin sẽ làm giảm nhẹ đi rất nhiều.

Tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm cho trẻ tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lâm Đồng

Bài và ảnh Thái Tuyền - Nguyễn Thơm (CDC Lâm Đồng)Tổng hợp